Cách xử lý khi xe bị lún

TỔNG HỢP 9 CÁCH XỬ LÝ KHI XE BỊ LÚN, SA LẦY HIỆU QUẢ

Xe ô tô bị sa lầy có thể xảy ra khi di chuyển trên các cung đường xấu, nhiều bùn đất. Lúc này, người lái cần biết cách xử lý nhằm giúp xe nhanh chóng thoát được vũng lầy để tiếp tục chuyến đi của mình.

1. Hướng dẫn cách khắc phục xe ô tô bị sa lầy

Dưới đây là 9 cách xử lý xe bị lún, sa lầy mà bạn có thể tham khảo để áp dụng khi cần thiết: 

1.1 Sử dụng xẻng để đào hết lớp bùn nhão bám xung quanh

Nếu trong xe có trang bị xẻng, bạn có thể dùng nó đào đi những lớp bùn đất xung quanh bánh xe để làm nổi lên lớp đất cứng tạo điểm bám tốt cho bánh xe. Sau đó, bạn lên xe cài số thấp và nhấn ga, khéo léo lái xe ra khỏi vũng lầy. 

Xử lý xe bị lún với xẻng

Dùng xẻng xúc bớt lớp bùn đất bám xung quanh bánh xe để tạo khoảng trống và độ bám mặt đất cứng hơn cho bánh.

1.2 Đặt bao tải cát dưới bánh xe

Đây thường là cách xử lý khi xe bị lún ở sa mạc. Đầu tiên, bạn hãy đào hố cát lớn, lấy cát đổ đầy vào các bao tải. Sau đó, dùng dây cáp hoặc dây thừng chắc chắn buộc chặt 1 đầu vào bánh xe, đầu còn lại buộc chặt vào bao cát. Tiếp theo, đặt những bao cát này dưới các bánh xe để tạo điểm tựa và tăng độ bám. Cuối cùng, bạn hãy khởi động xe, vào số thấp và từ từ nhấn ga. Lúc này bánh xe sẽ quay, cuốn dây cáp vào và kéo xe tiến về phía trước, thoát khỏi vũng lầy. 

1.3 Dùng kích bánh xe

Kích bánh xe có thể giúp tài xế nâng bánh xe bị sa lầy lên khỏi mặt đất. Sau khi dùng kích nâng, bạn hãy chèn đá, gỗ hoặc vật cứng khác vào khoảng trống bên dưới bánh xe để tạo điểm tựa cho xe tiến lên. 

Dùng kích bánh xe xử lý xe bị lún

Kích nâng bánh xe là dụng cụ có thể giúp chủ xe nâng bánh lên khỏi nền đất bùn nhão, từ đó tạo điểm tựa lái xe ra khỏi vùng bị lún.

1.4 Sử dụng thanh gỗ làm điểm tựa cho bánh

Bạn tìm 1 thanh gỗ chắc chắn, đủ dài để gắn vào bánh xe theo trục ngang. Thanh gỗ sẽ hoạt động như 1 điểm tựa tạo thành đòn bẩy hiệu quả để nâng bánh xe lên và di chuyển xe về phía trước. Lưu ý chọn thanh gỗ cứng cáp và chỉ áp dụng biện pháp khi xe không bị lún quá sâu. 

1.5 Lắp đặt lồng thép cho bánh xe hơi

Lồng thép có dạng hình bán nguyệt, kích thước vừa vặn với bánh xe, được chế tạo từ các thanh sắt chắc chắn. Khi xe không may sa lầy, bạn chỉ cần tháo nắp che la-zăng, lắp các chốt kim loại vào để cố định lồng thép với bánh xe. Lúc này, các thanh sắt sẽ hoạt động như những chiếc gai bám chặt vào mặt đường, giúp xe dễ dàng thoát khỏi vũng lầy. 

Nếu đoạn đường phía trước vẫn còn nhiều chướng ngại vật, bạn có thể tiếp tục di chuyển với lồng thép. Khi đến đoạn đường bằng phẳng hơn, hãy tháo lồng thép ra để tránh ảnh hưởng đến bánh xe và trải nghiệm lái.

1.6 Thoát khỏi khỏi vũng lầy bằng tời kéo xe

Với trường hợp xe ô tô bị sa lầy quá nặng, thiết bị tời kéo xe sẽ là giải pháp hữu hiệu để kéo xe ra khỏi vũng lầy. Nếu xe trang bị hệ thống tời, bạn hãy cố định 1 đầu tời vào xe và đầu kia vào 1 điểm tựa chắc chắn như gốc cây lớn, sau đó lái xe ra khỏi vũng lầy.

Dùng tời kéo xe ô tô bị sa lầy

Nếu bánh xe đã bị lún quá sâu thì bạn hãy dùng tời cùng kỹ năng lái xe vững vàng để mang xe thoát khỏi vũng lầy nhanh chóng.

1.7 Xả bớt hơi ở các bánh xe

Chủ xe không nên để bánh xe quá căng khi đi trên đường nhiều bùn đất, cát có nguy cơ bị sa lầy. Theo đó, hãy xả bớt hơi để bánh xe có độ ma sát và bám đường tốt hơn, tăng khả năng thoát khỏi vũng lầy. 

1.8 Vượt qua vũng lầy bằng cách nhấn phanh xe đúng cách

Sử dụng phanh đúng cách cũng có thể giúp xe ra khỏi vũng lầy nhanh chóng. Khi xe ô tô bị sa lầy, người lái nên nhấn phanh từ từ, về số thấp và kéo ga để lái xe tiến lên phía trước. Lưu ý không giữ chặt chân phanh, chạy ở số thấp, chạy chậm, phanh từng chút một khi di chuyển trên đường lầy. 

1.9 Thử lái xe theo đường chéo

Trong lúc lái xe ra khỏi vũng lầy, chủ xe nên lái theo đường zích zắc với tốc độ vừa phải để tìm hướng di chuyển có độ bám tốt hơn.

Lái xe đường chéo để xử lý xe bị lún

2. Làm thế nào hạn chế xe bị lún tối đa?

Trong trường hợp xe thường xuyên phải di chuyển ở các cung đường xấu, sình lầy thì người lái có thể cân nhắc áp dụng một số phương pháp hữu ích sau:

2.1 Chuyển sang sử dụng lốp xe địa hình chuyên dụng

Đây loại lốp được thiết kế với các đặc tính phù hợp để di chuyển trên các cung đường gồ ghề, sỏi đá, trơn trượt, bùn lầy,.... Lốp có độ bám ổn định, rãnh sâu, các khối gai lớn, từ đó tạo ma sát tốt với mặt đường, hạn chế bị tình trạng xe ô tô bị sa lầy. 

Được biết đến là một trong những thương hiệu lốp xe địa hình chất lượng nhất hiện nay, BFGoodrich là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm lốp xe địa hình cao cấp. Dòng lốp chuyên dụng BFGoodrich được ‘săn đón’ bởi những tay lái thường xuyên có những chuyến đi off-road với điều kiện đường sá xấu, sa mạc, đồi núi, đầm lầy,... vì những ưu điểm: 

  • Lốp có thiết kế khối gai to lớn, rãnh gai uốn cong linh hoạt, mang đến độ bám đường chắc chắn trên các cung đường nhiều đá, sỏi, bùn, tuyết,... 
  • Hông lốp cứng chắc nhờ lớp cao su dày và được trang bị mấu bám đường giúp tăng độ bền bỉ, chống bị đâm thủng hay rách lốp. 
  • Lốp BFGoodrich còn được trang bị thanh chống bám bùn giúp đẩy các khối bùn lầy ra khỏi bánh xe, vượt đường sình lầy dễ dàng hơn. 
  • Phù hợp lắp đặt được trên nhiều dòng xe khác nhau như xe 4x4, SUV, xe tải nhẹ,...
     
Cách hạn chế xe ô tô bị sa lầy

Lốp xe BFGoodrich - Bám chắc địa hình, vững vàng tay lái.

>> Bạn có thể liên hệ qua website để được đội ngũ nhân viên BFGoodrich hỗ trợ lựa chọn loại lốp thích hợp, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an toàn khi di chuyển.

2.2 Quấn dây xích xung quanh bánh 

Quấn xây xích chuyên dụng cho bánh xe là cách mà người dân ở vùng có điều kiện đường sá xấu thường sử dụng. Vì khi bánh xe được quấn xích di chuyển, các mắt xích sẽ ăn sâu vào bùn đất, từ đó tạo độ bám, giúp bánh xe không bị trượt và chống lầy hiệu quả. 

2.3 Di chuyển qua quãng đường bùn lầy đúng cách

Để chinh phục những con đường lầy lội an toàn và hiệu quả, người lái cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn số thấp: Khi đi vào vùng bùn lầy, hãy chuyển sang số thấp, điều này giúp tăng lực kéo của động cơ, hỗ trợ bánh xe bám đường tốt hơn và vượt qua vùng lầy dễ dàng.
  • Di chuyển thật chậm, không cố nhồi ga: Việc tăng ga mạnh sẽ khiến bánh xe quay nhanh, mất độ bám và dễ bị lún sâu hơn vào bùn. Do đó, hãy kiên nhẫn và di chuyển từ từ để xe có thể vượt qua vũng lầy 1 cách an toàn.
  • Hạn chế phanh gấp: Phanh gấp trên đường trơn trượt, lầy lội có thể khiến xe mất lái, dễ bị lún. Nếu cần giảm tốc độ, hãy nhả chân ga từ từ và phanh nhẹ nhàng, kết hợp với việc đánh lái để tránh chướng ngại vật.
  • Tránh di chuyển theo vết bánh xe trước đó: Vết bánh xe cũ thường tạo thành rãnh sâu, chứa đầy bùn lầy, khiến xe dễ bị mắc kẹt. Hãy cố gắng di chuyển lệch sang 2 bên, tìm những chỗ đất cứng hơn để tăng khả năng bám đường cho bánh xe.


Nhìn chung xe ô tô bị sa lầy là tình trạng thường gặp khi di chuyển trên những cung đường đất nhão, nhiều bùn hoặc cát. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết cách xử lý khi xe bị lún phù hợp để thoát vũng lầy hiệu quả, đồng thời trang bị những vật dụng cần thiết và kỹ năng lái tốt, vượt mọi điều kiện đường sá xấu. 

Bạn đang sử dụng trình duyệt web không được hỗ trợ
Bạn đang sử dụng một trình duyệt trang web không được trang web này hỗ trợ. Điều này có thể dẫn đến việc một số chức năng có thể không hoạt động như dự định. Và nó cũng có thể gây ra một số hiện tượng lạ khi tìm kiếm. Sử dụng hoặc nâng cấp / cài đặt một trong các trình duyệt sau để sử dụng được hết chức năng của trang web này